Trong 1 thế giới ngày càng phẳng, tức là cơ hội được chia đều cho tất cả mọi người ở hầu như các lĩnh vực, thì việc 1 người dùng trên mạng xã hội trở nên nổi tiếng và được quan tâm nhiều như 1 nghệ sĩ thực thụ là 1 việc ngày càng trở nên không còn hiếm gặp nữa.
Ngày nay, bất kì ai cũng có thể trở nên nổi tiếng, nhờ mạng xã hội. Ngày trước để trở nên nổi tiếng rất khó, vì lúc đó thiếu đi những công cụ để kết nối mọi người lại với nhau 1 cách nhanh nhất và mọi lúc mọi nơi. Nên người nổi tiếng thường sẽ ở trong những lĩnh vực như nghệ thuật, giáo dục…
Việc trở nên “viral” đem lại nhiều lợi ích. Công việc làm ăn của bạn sẽ suôn sẻ hơn, từ đó cuộc sống sẽ tốt hơn, thoải mái hơn. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi khiến nhiều người bằng mọi cách phải làm cho mình trở nên “viral” để thuận lợi cho những gì mà họ định sẵn.
Nếu bạn nghĩ “viral” theo hướng được mọi người nói tốt, khen thưởng thành tích của 1 cá nhân nào đó thì bạn đã đúng, tuy nhiên chưa đủ. Việc được bàn tán, làm chủ đề cho các cuộc tranh luận nổ ra trên các nền tảng mạng xã hội là thứ nhiều người hướng tới hơn. Chỉ cần bạn còn được nhắc đến thì bạn vẫn còn tạo được sự tương tác với khán giả của mình.
“Old but gold” là câu mình nghĩ hợp với hoàn cảnh này nhất. Chiêu này ai cũng biết, nhưng vẫn hiệu quả. Bạn cứ để ý, theo dòng sự kiện thể nào trong một môi trường ảo hàng triệu người tham gia cũng sẽ có thứ được nhiều người bàn tán. Lúc này việc nhiều người đứng lên thể hiện quan điểm cũng cho thấy họ có những mục đích riêng.
Nếu 1 sự kiện diễn ra theo hướng gây tranh cãi, những quan điểm đưa ra xoay quanh nó cũng sẽ gây tranh cãi theo, từ đó tạo sự tương tác khổng lồ. Đây cũng là 1 trong những chiêu bài mà các công ty truyền thông hiện nay đang hướng tới.
Những mạng xã hội mang tính tăng tương tác bằng các bài viết dễ thấy như X (Twitter) hay Thread. Chỉ cần 1 chủ đề đủ gây tranh cãi thì sẽ dễ dàng thu hút nhiều người vào thảo luận, nhưng người đăng có thể là 1 tài khoản clone, không hoạt động gì. Chủ yếu là thu hút tương tác.
Hay nói về TikTok, ở đây các cá nhân sẽ lợi dụng việc nói lên các quan điểm theo chủ nghĩa tự do ngôn luận (mà bản thân họ biết chắc sẽ gây tranh cãi, làm gì có ai ngây thơ trong thời buổi này nữa nhỉ?). Và mục đích chính là, hòa mình theo dòng sự kiện để được nhắc đến nhiều hơn.
Và tuy nhiên, mạng xã hội cũng là 1 con dao hai lưỡi. Vì người dùng có thể ẩn danh thân phận nên họ sẽ toxic hơn so với thực tế ở ngoài. Chưa kể, những tiêu chuẩn kép sẽ được “áp dụng” lên bạn khi bạn trở nên nổi tiếng. Nói gì thì nói, bạn sẽ khó mà sống 1 cuộc sống bình thường như trước.
“Game is game” - “Don’t hate the players, hate the game” là những câu nói khá đúng trong trường hợp này. Đã là cuộc chơi thì người chơi phải tuân theo quy tắc của nó
Bạn có nghĩ rằng sự nổi tiếng trên mạng xã hội có thể thay đổi cuộc sống của một người theo hướng tốt đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn nhé!